Bị coi thường Việt Nam chỉ có ‘hạt điều, tre, nứa’, một DN Việt đánh bại các DN top đầu Singapore, thống lĩnh thị trường sơn tại đảo quốc sư tử

“Năm đầu tiên, họ coi tôi không ra gì. Họ bảo Việt Nam chỉ có hạt điều, cafe, tre, nứa, chứ không thể đưa khoa học sang Singapore… Tôi lại không biết kinh doanh, không biết nói khéo, đành bảo khách hàng cứ mua dùng, 2 năm sau thấy tốt tôi mới lấy tiền”, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova, nhớ lại.
Trong lời ngỏ gửi tới các khách hàng của Tập đoàn Sơn Kova, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Nguyễn Thị Hòe cho biết khát vọng của Kova là “Đưa thương hiệu sơn Việt Nam trở thành thương hiệu được công nhận trên thế giới”.

PGS. TS Nguyễn Thị Hòe từng là giảng viên ĐH Bách Khoa TPHCM, bà từng nhận giải thưởng Kovalevskaya – giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học nữ, có mặt trong danh sách 1.000 phụ nữ được đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình.

Bà tự nhận mình là “nhà khoa học làm kinh doanh”. Và đã là nhà khoa học thì không nói suông.

Trong hơn hai chục năm phát triển Kova, bà Hòe từng nhiều lần “làm liều”, một trong những cái “liều” lớn nhất là đánh chiếm thị trường Singapore – đại gia kỹ tính nhất khu vực Đông Nam Á.

KOVA LÀ THƯƠNG HIỆU SƠN ĐI LÊN TỪ KHOA HỌC, VƯỢT QUA NHIỀU THỬ THÁCH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TỰU LỚN LAO.

“Năm đầu tiên, họ không coi tôi ra gì…”

Theo quy định của Chính phủ Singapore, các công trình xây dựng trên đảo quốc này cứ 5 năm phải sơn lại 1 lần. Đây là yếu tố hấp dẫn trong mắt bà chủ Sơn Kova.

Nhưng Singapore là quốc gia sạch bậc nhất thế giới và cực kỹ tính với chất lượng hàng hóa, việc thâm nhập vào thị trường này vô cùng phức tạp.

“Tôi đưa sơn sang Singapore là một sự liều lĩnh. Bởi khi sang Singapore, họ bảo Việt Nam chỉ có hạt điều, cafe, tre, nứa… chứ không thể đưa khoa học sang đấy. Năm đầu tiên, họ không coi tôi ra gì”, bà Hòe trải lòng.

Cũng như nhiều nhà khoa học khác, bà Hòe cho biết điểm khó khăn nhất với bà khi kinh doanh là “không biết gì về kinh doanh”.

“Tôi không biết buôn bán, không biết nói khéo để họ mua. Sang Singapore tôi không biết nói thế nào, đành bảo khách hàng cứ mua dùng, 2 năm sau thấy tốt tôi mới lấy tiền, không không tốt thì thôi. Đấy là cái sự liều. Nhưng chỉ sau 1 năm họ mang tiền đến trả, tôi chưa bị quịt xu nào.

Thực ra nếu họ quịt, tôi cũng không làm được gì, vì đã tuyên bố trước như vậy rồi. Nhưng ở bên ấy, họ rất trọng danh dự”, bà Hòe tâm sự.

11 năm ở Singapore, người Singapore thấy sản phẩm tốt là dùng. Họ nhìn PGS. TS Hòe không phải người buôn bán, mà chỉ là nhà khoa học. Và nhà khoa học thì phải chứng minh bằng chất lượng sản phẩm.

Khi được nhìn nhận như một nhà khoa học, bà Hòe được mời đến thuyết trình tại một số công trình. Trong số đó có Vivo City.

Khi sơn Việt được phủ lên trung tâm thương mại lớn nhất Singapore

Bị coi thường Việt Nam chỉ có ‘hạt điều, tre, nứa’, một DN Việt đánh bại các DN top đầu Singapore, thống lĩnh thị trường sơn tại đảo quốc sư tử – Ảnh 1.
“Khi đó, 4 hãng khác nổi tiếng nhất của Singapore không vào được, mà họ gọi tên số 2, tức Kova” – PGS.TS Nguyễn Thị Hòe kể. Ảnh: Vivo City Singapore.

Bà Hòe còn nhớ như in năm 2009, Vivo City – một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Singapore – đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Trung tâm thương mại Vivo City nằm tại số 1 Harbour Front, có quy mô 140.000 m2 diện tích sàn, là một trong những trung tâm thương mại lớn bậc nhất Singapore do Forbes bình chọn vào cuối năm 2016.

Công trình này được thi công bởi Penta-Ocean của Nhật Bản từ năm 2006, nhưng đã 3 năm mà đơn vị thi công chưa được thanh toán do công tác hoàn thiện chưa hoàn tất.

“Khi Kova đến, cả khu vực Vivo City đen nhẹm, sơn mới quét đã rộp dù là sơn Châu Âu. Tôi cũng liều, không dám khẳng định mình làm được nhưng cũng đề nghị được vào đấu thầu”, bà Hòe nhớ lại.

Kova cùng 4 hãng sơn đấu thầu quét sơn của mình lên một mảng tường lớn. Các hãng sơn đều không được ghi tên mà chỉ đánh số 1, 2, 3, 4, 5. Kova được đánh số 2.

“Sau đó, tôi thuyết trình sơn của tôi hoạt động theo cơ chế như thế nào, cơ chế chống bám bụi ra sao. Bụi âm và bụi dương hít nhau vào và cứ nằm yên đấy, không đi được. Chúng tôi đã tạo ra cơ chế bụi âm hoặc bụi dương cùng dấu để đẩy nhau ra”.

“Khi đó, 4 hãng khác nổi tiếng nhất của Singapore không vào được, mà họ gọi tên số 2, tức Kova. Chúng tôi đã thuê 100 thợ đến thi công. 1 năm sau đó, Penta-Ocean mới lấy được tiền của nhà đầu tư”, PGS.TS Hòe kể lại chiến thắng đã ghi dấu ấn đầu tiên của Kova trên thị trường Singapore.

Kova chỉ bảo hành sơn 1 năm do công trình đã thi công 3 năm trước đó. Nhưng thực tế, giờ sau 10 năm, sơn vẫn đẹp.

Đi lên bằng khoa học sẽ bền vững

Sau dấu ấn với Vivo City, Kova được nhận thầu nhiều công trình lớn khác như bệnh viện Ng Teng Fong có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD.

Với bệnh viện Ng Teng Fong, sơn được sử dụng là sơn kháng khuẩn nano của Kova. Tác dụng của loại sơn này, bà Hòe cho biết đưa 1 tay đầy vi khuẩn và xoa lên tường, khi đưa tay soi lại dưới kính hiển vi sẽ thấy gần như không còn loại vi khuẩn nào.

Bị coi thường Việt Nam chỉ có ‘hạt điều, tre, nứa’, một DN Việt đánh bại các DN top đầu Singapore, thống lĩnh thị trường sơn tại đảo quốc sư tử – Ảnh 2.
Một số dự án của Kova tại Singapore.

“Vừa rồi tôi sang thăm bệnh viện này, do không phải bác sỹ nên không vào được phòng mổ, nhưng tôi được đi hết loanh quanh các chỗ vì tôi nói tôi đến từ Kova. Họ nghe đến tên Kova là rất tự hào”, bà Hòe hào hứng.

Hay như khu chung cư Parc Condo, được phủ sơn Kova đã 10 năm, nhưng giờ nếu người Việt sang Singapore và đến thăm khu này sẽ có cảm giác như khu này mới được sơn năm ngoái.

Yếu tố làm nên thành công của Kova, theo PGS.TS Hòe, đó là chất lượng.

“Chúng tôi mà không đạt được chất lượng, tôi tham gia thị trường này không những bị đuổi mà làm hỏng người ta còn đánh nữa. Hiện tại, xét đến chất lượng, tôi thấy yên tâm và bảo hành với các đối tác ở Singapore lên tới 10 năm”, bà Hòe tự hào.

Bà cũng cho biết, mỗi lần sang Singapore bà lại đến các hội thảo thuyết trình cho các công trình. Người Singapore rất có hứng thú với khoa học. Khi bà chia sẻ về các sáng chế, các sản phẩm ứng dụng, họ rất mê.

“Với thành quả của mình, tôi cho rằng chỉ có khoa học mới là bền vững, không ai cạnh tranh được vì mình thường xuyên nghiên cứu ra sản phẩm mới”, bà chủ Kova chiêm nghiệm.

Hiện Kova đã có 9 nhà máy, và 12 công ty thành viên ở 7 nước gồm Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Mỹ và Nga.

“Riêng với Singapore và Malaysia, có thể nói chúng tôi mạnh nhất”, bà Hòe nói.

TỔNG KHO SƠN KOVA TẠI THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN.

WEBSITE: https://sonkova.net
HOTLINE: 0988766544

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *